Khi nào cấm Wikipedia:Quy_định_cấm_thành_viên

Sau đây là những tình huống phổ biến nhất có thể áp dụng cấm. Đây không phải là một danh sách đầy đủ; cấm thành viên có thể được dùng trong những tình huống khác, theo từng quy định cụ thể liên quan đến tình huống đó.

Mặc dù đây không phải là danh sách đầy đủ, nếu một tình huống không nằm trong danh sách, nó sẽ có thể gây tranh cãi nhiều hơn. Một quy tắc bỏ túi đó là khi có nghi ngờ, đừng cấm; thay vào đó, hãy hỏi ý kiến những quản lý khác để có lời khuyên. Sau khi đã cấm thành viên mà việc cấm này gây ra tranh cãi, tốt nhất là để lại một lời nhắn tại Tin nhắn cho bảo quản viên để kiểm lại sự đúng mực.

Bảo vệ

Thành viên có thể bị cấm khi cần phải bảo vệ quyền lợi, tài sản hoặc sự an toàn của Tổ chức Wikimedia, thành viên của nó hoặc công chúng. Việc cấm để bảo vệ có thể cần thiết để đáp lại:

  • liên tục công kích cá nhân;
  • hành vi đe dọa cá nhân, lặp đi lặp lại hoặc có tính pháp lý (gồm cả bên ngoài trang Wikipedia);
  • thực hiện hành động đặt những thành viên vào sự nguy hiểm;
  • tiết lộ thông tin cá nhân (bất kể thông tin đó có chính xác hay không);
  • liên tục vi phạm bản quyền;
  • những tài khoản có vẻ đã bị ăn cắp, dùng như biện pháp khẩn cấp.

Khi cấm thành viên do tiết lộ thông tin cá nhân hoặc có hành động đặt các thành viên khác vào vòng nguy hiểm, hãy xem xét thông báo điều này với Ủy ban Trọng tài (bằng email) về việc cấm và liên hệ với ai đó có quyền Giám sát viên để yêu cầu xóa vĩnh viễn các tài liệu đang xem xét.

Tổn hại

Thành viên có thể bị cấm khi hành vi của người đó làm tổn hại nghiêm trọng dự án; có nghĩa là, khi hành vi của người đó không phù hợp với không khí văn minh, hợp tác và cản trở sự hài hòa khi các thành viên làm việc với nhau để xây dựng từ điển bách khoa. Việc khóa vì sự tổn hại có thể cần thiết để đáp lại:

Ngoài ra, một số loại tài khoản người dùng được xem là gây tổn hại và có thể bị cấm:

  • tài khoản công cộng (tài khoản mà mật khẩu bị đưa ra công cộng hoặc bị chia sẻ giữa một nhóm đông người);
  • tài khoản có tên người dùng không thích hợp;
  • các bot hoạt động mà không được chứng nhận hoặc không phù hợp để chứng nhận;
  • tài khoản, dựa trên lịch sử sửa đổi, dường như chỉ tồn tại với mục đích duy nhất hoặc chủ yếu để quảng cáo cá nhân, công ty, sản phẩm, dịch vụ, hoặc tổ chức, vi phạm rõ ràng đến xung đột lợi ích hoặc hướng dẫn chống spam.

Proxy mở rộng hoặc vô danh

Tổ chức Wikimedia cấm các Proxy mở rộng hoặc vô danh sửa đổi, và các địa chỉ IP như vậy sẽ bị khóa ngay khi nhìn thấy.

Địa chỉ IP hoặc máy chủ "động" chỉ đơn thuần không phải là những proxy cố định sẽ được bảo đảm chỉ bị cấm trong thời hạn ngắn, vì số IP đó rất có thể sẽ được đổi cho người khác, proxy mở rộng đó rất có thể sẽ được đóng, hoặc IP rất có thể được gán linh động. Xem Cấm địa chỉ IP để biết thêm chi tiết.

Cũng có một dự án Wikipedia ở Wikipedia tiếng Anh, có tên Dự án Wiki về proxy mở rộng, chuyên tìm để xác định và cấm các máy chủ proxy mở rộng.

Thi hành lệnh cấm chỉ

Xem thêm thông tin: Wikipedia:Quy định cấm chỉ

Một lệnh cấm chỉ Wikipedia là một sự hủy bỏ chính thức quyền sửa đổi toàn bộ hoặc một phần Wikipedia. Lệnh cấm chỉ có thể là tạm thời và trong thời hạn cố định, hoặc vô hạn và có thể vĩnh viễn.

Hành động cấm có thể được dùng để thực thi lệnh cấm chỉ. Việc cấm như vậy dựa trên những điều khoản cụ thể của lệnh cấm chỉ. Ngoại trừ sự cấm chỉ một phần, những thành viên bị cấm chỉ thường cũng bị cấm trong thời hạn cấm chỉ.

Thoái thác cấm

Một bảo quản viên có thể đặt lại việc cấm một thành viên có ý đồ thoái thác việc cấm, và có thể kéo dài thời hạn cấm nếu thành viên dính líu đến hành vi có thể cấm dài hơn trong khi thoái thác việc cấm. Tài khoản thành viên hoặc địa chỉ IP dùng để thoái thác việc cấm cũng có thể bị cấm.

Ghi vào nhật trình cấm sau khi đổi tên thành viên

Người viết bài có thể trích dẫn quyền lẩn tránh và đổi tên chính họ, đòi hỏi tên người dùng trước đây của họ không được tiết lộ và đòi hỏi trang thành viên và trang thảo luận phải được một quản lý xóa. Nếu những thành viên như vậy trước đây đã từng bị khóa thì người quản lý được yêu cầu xóa nên liên lạc với Checkuser để xác định mối liên hệ giữa các tài khoản đó. Người checkuser sau đó nên đặt lệnh cấm ngắn lên tài khoản mới để phản ánh mỗi mục khóa trong nhật trình của tài khoản cũ của thành viên. Sự cấm ngắn nên được mô tả là "nhật trình cấm tài khoản trước đây" trong lý do cấm. Những lần cấm ngắn nên cung cấp sự bảo vệ trong trường hợp "quyền lẩn tránh" dựa trên một nguy cơ quấy rối có thật bên ngoài wiki, bằng cách không tiết lộ tên thành viên trước đây, trong khi cùng lúc loại bỏ khả năng tránh bị xét nét từ cộng đồng.

Sự cấm ngắn nên được mô tả trong lý do cấm là "lần khóa tài khoản trước đây" và thời hạn cuối của lần cấm cũng cần ghi lại. Những lần cấm do nhầm lẫn trước đây không cần phải ghi chú lại.